Giao thông Liên bang Đông Dương

Ga xe lửa Mỹ Tho, 1905. Khánh thành tàu điện Sài Gòn-Chợ Lớn 27.12.1881

Nỗ lực lớn nhất của nhà nước Bảo hộ là xây dựng hệ thống đường sắt. Đoạn đường sắt thiết lập trước tiên với kinh phí 11,6 triệu franc là ở Nam Kỳ, dài 71 cây số, hoàn tất Tháng Bảy năm 1885 nối liền Sài Gòn và Mỹ Tho.[61] Vào những năm 1897-1900 thì con đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn hoàn thành ở Bắc Kỳ với giá trị chiến lược cao để củng cố vùng biên giới Việt-Hoa. Sau đó nhà nước chủ trương xây dựng một hệ thống đường sắt Xuyên Đông Dương (Chemin de fer Transindochinois) nối liền Hà Nội và Sài Gòn. Dự án này đến năm 1936 mới xây xong, chạy dài từ Nam Quan đến Mỹ Tho với chiều dài 1714 km. Đây là tiền thân của đường sắt Bắc Nam của Việt Nam sau này. Hành trình Sài Gòn - Hà Nội mất 60 giờ đồng hồ, tức hai ngày và ba đêm.[62]

Ngoài ra còn có những nhánh đường sắt khác từ Nam Vang đến biên giới Xiêm; từ Sài Gòn đi Lộc Ninh; từ Tháp Chàm lên Đà Lạt; từ Phủ Ninh Giang qua Kẻ Sặt đến Cẩm Giàng.[63] Riêng đoạn đường từ Hải Phòng lên Hà Nội rồi từ Hà Nội ngược sông Thao vượt biên giới Việt-Hoa sang Vân Nam thì do tư nhân hãng "Compagnie Française des Chemins de fer de l'Indochine et du Yunnan" khai thác. Tính đến năm 1939 thì toàn cõi Đông Dương có 3.372 km đường sắt.[64]

Ở hai đô thị chính, Sài Gòn và Hà Nội chính quyền còn cho thiết lập hệ thống "tàu điện" (tramways). Tàu điện Sài Gòn khánh thành năm 1881 lúc đầu chạy bằng hơi nước và đến năm 1923 mới chính thức chạy bằng điện. Lộ trình 72 km này nối Chợ Lớn, Sài Gòn (theo đường Gallieni, sau năm 1955 là đương Trần Hưng Đạo[65]) rồi tỏa ra Hóc Môn, Gò Vấp, phục vụ đến năm 1953 mới tháo bỏ. Tàu điện Hà Nội với 29 km đường rày khởi dụng năm 1901 và mãi đến năm 1990 mới thôi.[66] Để cung cấp năng lượng, người Pháp đặt hệ thống điện lực. Có lẽ sau Nhật Bản (1886)[67] Hà Nội là thành phố đầu tiên ở Á châu có điện thắp sáng từ cuối thế kỷ 18. Năm 1897 công suất của công ty điện lực mà người Việt quen gọi là "sở nhà đèn" tăng lên thành 850 mã lực. Tư nhân cũng có thể đặt mua.[68]

Công trình phát triển đường sá thì có cầu Sông Cái dài hơn 1,600 m do công ty Daydé et Pillé thực hiện từ năm 1897 đến 1901 mới xong là công trình đáng kể nhất. Ngoài ra còn có những xây cất nhỏ hơn như cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã ở Thanh Hóa; cầu Trường Tiền ngang sông Hương ở Huế; cầu Rạch Cátcầu Gành (hay cầu Ghềnh) bắc qua sông Đồng Nai, nối liền Cù Lao Phố với thành phố Biên Hoà, v.v. Con đường thiên lý sau đó được dải nhựa dần để xe hơi có thể chạy suốt từ biên giới Việt-Hoa đến biên giới Miên-Xiêm. Tổng cộng trên toàn cõi có khoảng 28.000 km đường trải nhựa hoặc trải đá sỏi.[69]

Chính phủ Pháp cũng cho thiết lập hệ thống dây thép điện tín, đoạn đầu tiên hoàn tất năm 1862 nối Sài Gòn, Biên HòaChợ Lớn. Đến năm 1888 thì đường dây liên lạc Sài Gòn-Hà Nội cũng làm xong.[70]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liên bang Đông Dương http://74.6.239.67/search/cache?ei=UTF-8&p=opium+i... http://74.6.239.67/search/cache?ei=UTF-8&p=paracel... http://74.6.239.67/search/cache?ei=UTF-8&p=sino+fr... http://www.alstewart.com/history/sampan.htm http://cothommagazine.com/index.php?option=com_con... http://books.google.com/books?id=1I4HOcmE4XQC&pg=P... http://books.google.com/books?id=iF3MG43x--0C&pg=P... http://books.google.com/books?id=o1t8-EjWyrgC&pg=P... http://books.google.com/books?id=pVNaoUu7veUC&pg=P... http://books.google.com/books?id=v5YlBtzklvQC&pg=P...